Cát xây dựng ở các tỉnh bắc miền Trung bất ngờ khan hiếm, giá tăng cao

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh người dân và nhà thầu đang gặp khó khăn trước việc giá cát xây dựng tăng cao, thậm chí còn xảy ra tình trạng khan hàng.

Cát khan hiếm do cung không đủ cầu

Một chủ mỏ cát (xin được giấu tên) huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: Về việc khan hiếm cát xây dựng, khả năng cao là hiện tại các ngành chức năng “siết chặt” quản lý, tiến hành kiểm tra, thanh tra, công an vào cuộc. Từ đó, dẫn đến nhiều lao động trong lĩnh vực này lo sợ vướng vào lao lý nên bỏ đi tìm việc khác, dẫn đến khan hiếm lao động.

Trước đó, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Thiên An Phát ở Thanh Hóa và các đơn vị liên quan… Những đơn vị này chiếm 72% công suất trên toàn tỉnh.

Thực tế, các mỏ cát trên khu vực hiện đều hoạt động cầm chừng hoặc dừng hoạt động, trong khi các công trình, dự án, nhà dân đang xây dựng nhiều, cộng với các đơn vị cung ứng đã ký hợp đồng cung cát khiến tài nguyên khan hiếm, dẫn đến giá cát xây dựng tăng theo và khan hiếm cát.

Trước tháng 3, giá cát xây dựng bao gồm cả VAT là 200.000 đồng/khối tại mỏ. Thế nhưng, khi có các đoàn kiểm tra vào cuộc thì bất ngờ giá bật tăng lên 350.000 đồng/khối tại mỏ. Nhiều mỏ cát không đủ hàng bán do cung không đủ cầu, khiến chuỗi cung ứng, trong đó có bê tông thương phẩm có sử dụng đá, cát bị đứt gãy.

Ông Nguyễn Hữu Vỹ, Giám đốc Công ty Hợp tác xã Thắng Lợi, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết: “Giá cát xây dựng chúng tôi đang bán tại bến công ty là 110.000 đồng/m3, đúng như khung giá Nhà nước quy định. Tuy nhiên, có thể giá cát vận chuyển đến công trình người dân và các công trình khác sẽ tăng giá cao hơn”.

Theo ông, có thể do khan cát, các xe tải phải đi xa và chờ hàng nên giá sẽ tăng hơn khoảng 500.000 đồng/chuyến để bù kinh phí, bởi trước đây chở được 3-4 chuyến cát/ngày, thì nay chỉ chở 2 chuyến cát/ngày.

Tại Hà Tĩnh, lượng cát trên địa bàn những tháng gần đây cũng trở nên khan hiếm. Theo các nhà thầu, giá cát xây dựng trước đây 90.000 đồng/khối nay tăng lên 110.000 đồng/khối; giá cát đổ mái từ 90.000 đồng khối tăng lên 120.000 đồng/khối; cát san lấp từ 60.000 đồng/khối tăng lên 70.000 đồng/khối. Hiện nay, đang vào mùa xây dựng nên việc giá cát tăng làm cho các hộ dân, doanh nghiệp thi công các công trình gặp nhiều khó khăn.

Nhà thầu than khổ và ngành chức năng vào cuộc

Một giám đốc công ty xây dựng ở thành phố Vinh (giấu tên) cho biết: Giá cát xây dựng hiện công ty đang mua tại chân công trình tăng khoảng 20% so với trước đó. Trước khoảng 180.000 đồng/m3 thì giờ khoảng 210.000-220.000 đồng/m3. “Giá cát tăng, khan hàng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như tăng thêm chi phí vào công trình mà doanh nghiệp như chúng tôi phải chịu thiệt thòi, bởi thời điểm trúng thầu và ký hợp đồng thi công công trình thì được tính giá cát thấp hơn, còn giờ đây giá cát cao hơn”, người này nói.

Tại công trình chung cư xã hội 1 thuộc dự án Khu nhà ở cho người thu nhập thấp và cán bộ công nhân viên tại phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (của Công ty CP Đầu tư và Thương mại dầu khí Nghệ An), chúng tôi thấy công trình đã thi công phần thô lên đến tầng 3 và hiện tại đang dừng thi công.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Lương Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại dầu khí Nghệ An (Dầu khí Nghệ An) cho biết: “Chúng tôi đã tạm dừng thi công được khoảng 2 tháng rồi, do sau Tết giá vật liệu xây dựng – đặc biệt là cát xây dựng – có tăng lên. Trong thời điểm tạm dừng thi công cũng tiện cho việc bổ sung hồ sơ pháp lý dự án để sau này bàn giao sản phẩm cho khách hàng thuận lợi hơn”.

Ông Võ Tá Quyền, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Như Nam, đơn vị thi công dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khu công viên Trung tâm thị xã Hồng Lĩnh (giai đoạn 1) chia sẻ: Công trình đang đi vào những hạng mục quan trọng, tuy nhiên giá cát trong thời gian gần đây có xu hướng tăng lên chênh từ 30.000-50.000 đồng/m2 đã làm đội chi phí lên rất nhiều so với kế hoạch. Đặc biệt, tình trạng khan hiếm cát đã làm chậm tiến độ xây dựng mặc dù đã hợp đồng với chủ mỏ cát nhưng có lúc phải chờ mấy ngày mới có cát.

Để tìm hướng giải quyết cho vấn đề khan hiếm cát xây dựng, giá lên cao như hiện nay, Sở Xây dựng Thanh Hóa cho biết sẽ đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành liên quan, khuyến khích các mỏ nâng công suất khai thác, không được dừng khai thác, rút ngắn thời gian thẩm định cấp phép mỏ.

Về lâu dài, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, các sở ngành tăng cường công tác đấu giá mỏ để tăng cường nguồn cung, mặt khác khuyến khích các đơn vị thi công mua cát từ các tỉnh lân cận về sản xuất.

Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng, ông Nguyễn Văn Hải, Phó giám đốc Sở Xây dựng Nghệ An cho biết: Sở sẽ tiếp tục theo dõi nếu giá cát tăng đột biến làm ảnh hưởng lớn đến thị trường thì sẽ xin ý kiến thành lập đoàn kiểm tra rà soát cụ thể để tham mưu cho UBND tỉnh hướng giải quyết.

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

Chính thức nới công suất của Cảng hàng không quốc tế Gia Bình lên 5 triệu khách/năm

Trong thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình – Bắc Ninh được quy hoạch nhà ga khai thác hàng không dân dụng kết hợp khai thác hàng không chung phía Tây Nam nhà ga VIP với công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm.

Phối cảnh mặt bằng xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021 – 2030.

Đây là một trong những nội dung tại Quyết định số 408/QĐ – BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định số 408, vị trí, chức năng trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc của Cảng hàng không quốc tế Gia Bình là cảng hàng không quốc tế; tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và an ninh, quốc phòng.

Trong thời kỳ 2021 – 2030, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình có cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế – ICAO); công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm và 250.000 tấn hàng hóa/năm; loại tàu bay khai thác là B777, B787, A350, A321 và các tàu bay chuyên cơ, chuyên dùng khác; phương thức tiếp cận hạ cánh theo tiêu chuẩn CAT II tại đầu 07 của đường cất hạ cánh, giản đơn tại đầu 25 của đường cất hạ cánh.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình giữ nguyên cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của ICAO) nhưng công suất tăng lên tới 15 triệu hành khách/năm và 1 triệu tấn hàng hóa/năm.

Loại tàu bay khai thác vẫn là tàu bay B777, B787, A350, A321 và các tàu bay chuyên cơ, chuyên dùng khác; phương thức tiếp cận hạ cánh: theo tiêu chuẩn CAT II tại đầu 07 của đường cất hạ cánh, giản đơn tại đầu 25 của đường cất hạ cánh.

Về hệ thống đường cất hạ cánh, trong thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình được quy hoạch đường cất hạ cánh hướng 07-25, kích thước 3.500 m x 45 m; kích thước lề vật liệu theo quy định. Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình giữ nguyên cấu hình đường cất hạ cánh đã được quy hoạch thời kỳ 2021-2030.

Bên cạnh, nha ga phục vụ chuyên cơ – Nhà ga VIP được quy hoạch phía Nam khu sân đỗ máy bay chuyên cơ có diện tích khu đất khoảng 3,2 ha, trong thời kỳ 2021 – 2030, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình còn được quy hoạch nhà ga khai thác hàng không dân dụng kết hợp khai thác hàng không chung phía Tây Nam nhà ga VIP với công suất khoảng 5 triệu hành khách/năm.  

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình mở rộng nhà ga hành khách đáp ứng công suất khoảng 15 triệu hành khách/năm.

Về nhà ga hàng hóa, trong thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình được quy hoạch phía Tây Nam nhà ga hành khách, đáp ứng công suất khoảng 250.000 tấn hàng hóa/năm. Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thực hiện mở rộng nhà ga hàng hóa đáp ứng công suất khoảng 1 triệu tấn/năm; dự trữ đất phát triển khi có nhu cầu.

Theo quy hoạch điều chỉnh, nhu cầu sử dụng đất cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Cảng hàng không quốc tế Gia Bình khoảng 408,5 ha là đất an ninh, trong đó đất quy hoạch các công trình thuộc khu bay khoảng 292,2 ha; đất quy hoạch các công trình hàng không dân dụng khoảng: 84,9 ha; đất quy hoạch các công trình khu doanh trại khoảng 31,4 ha.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) đã phê duyệt Quy hoạch CHKQT Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 207/QĐ-BGTVT ngày 20/02/2025 với mục đích phục vụ hoạt động của lực lượng Không quân Công an nhân dân, các chuyến bay chuyên cơ, vận chuyển hàng hóa và hành khách nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội địa phương và khu vực.

Với định hướng phát triển mở rộng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình trong giai đoạn dài hạn phục vụ mục đích an ninh quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế xã hội, Bộ Công an đã có văn bản tham gia ý kiến quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó Bộ Công an đã đề xuất, thời kỳ 2021-2030: đáp ứng chuyên cơ, khai thác hàng không dân dụng khoảng 5 triệu hành khách/năm kết hợp khai thác hàng không chung (có thể khai thác đến 7 triệu hành khách/năm) và 250.000 tấn hàng hóa/năm; Tầm nhìn đến năm 2050: nâng công suất đáp ứng khai thác khoảng 15 triệu hành khách/năm; 1 triệu tấn hàng hóa/năm.

Bộ Công an cũng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh bố trí quỹ đất khu vực lân cận sân bay để dự phòng quy hoạch các giai đoạn tiếp theo: đường cất hạ cánh số 2 về phía Bắc đường cất hạ cánh đã đầu tư xây dựng” nhằm bảo đảm nhu cầu phát triển dài hạn của Cảng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Thông báo số 68/TB-VPCP ngày 27/2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý về nguyên tắc chủ trương việc nghiên cứu mở rộng sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế cấp 4E; đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics.

Các cơ quan lập quy hoạch, dự án, thẩm định rà soát, tính toán, đánh giá kỹ lưỡng quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư bảo đảm chính xác, tiết kiệm, hiệu quả, tránh tiêu cực, lãng phí. Các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan tích cực phối hợp chặt chẽ triển khai, đẩy nhanh việc chuẩn bị, thực hiện và phấn đấu hoàn thành đồng bộ cảng hàng không quốc tế và đường kết nối chậm nhất vào năm 2026.

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

TP.HCM “cân não” tìm quỹ đất thanh toán cho dự án ngăn triều

TP.HCM đối mặt với bài toán nan giải trong việc tìm quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án ngăn triều trị giá 10.000 tỷ đồng.

Dự án ngăn triều thi công dở dang và dừng thi công từ tháng 11/2020.

Quỹ đất thanh toán từ 7 khu giảm còn 3 khu

Dù Tập đoàn Trung Nam đã nhiều lần có văn bản đề nghị UBND TP.HCM thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư tại Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn I (gọi tắt là Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng) để Dự án tiếp tục thi công. Thế nhưng, sau 5 năm kể từ khi Dự án tạm dừng thi công, đến nay, TP.HCM vẫn chưa ra quyết định thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư.

Ngày 21/3/2025, Tập đoàn Trung Nam có văn bản đề xuất UBND TP.HCM bổ sung khu đất 152 – Trần Phú, quận 5 vào quỹ đất thanh toán Dự án.

Trong văn bản nhà đầu tư cho biết, theo Hợp đồng số 2607/2016/HĐ-UBND ký tháng 5/2016 giữa UBND TP.HCM và doanh nghiệp thì Thành phố sẽ thanh toán cho nhà đầu tư 7 khu đất.

Tuy nhiên, vào các năm 2017, 2020, 2021, UBND TP.HCM đã ban hành 3 văn bản điều chỉnh giảm 4 khu đất đã ký trước đó, gồm khu đất Trung tâm hạt nhân tại phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP.Thủ Đức); khu đất số 118B – Trần Đình Xu, quận 1; khu đất 1005 – Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú; khu đất số 299 – Đào Trí, quận 7.

Như vậy, quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư chỉ còn 3 vị trí. Tháng 11/2024, UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục rà soát các khu đất khác phù hợp để bổ sung vào quỹ đất thanh toán cho Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng.

Song song với quá trình các sở, ngành rà soát quỹ đất, Tập đoàn Trung Nam đã chủ động đề xuất bổ sung 2 khu đất vào hợp đồng thanh toán, gồm khu đất số 420 – Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh và khu đất số 257 – Trần Hưng Đạo, quận 1.

Tiếp tục chờ rà soát

Sau khi UBND TP.HCM chỉ đạo các, sở ngành rà soát, ngày 18/12/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) có Văn bản số 13639/STNMT-TTPTQĐ báo cáo UBND Thành phố về pháp lý và hiện trạng của 7 khu đất đã ký trước đây theo Hợp đồng BT.

Đồng thời, sở này báo cáo hiện trạng, tình hình tiếp nhận mặt bằng khu đất số 420 – Nơ Trang Long (nay là Vũ Ngọc Phan), phường 13, quận Bình Thạnh và khu đất tại số 257 – Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1 theo đề xuất của Tập đoàn Trung Nam.

Đến ngày 10/3/2025, Sở Tài chính có văn bản báo cáo UBND Thành phố rằng, Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát tình hình hiện trạng 2 khu đất mà Tập đoàn Trung Nam đề xuất, nhưng lại chưa có ý kiến về việc sử dụng quỹ đất này có phù hợp để thanh toán cho nhà đầu tư hay không theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Do vậy, Sở Tài chính kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục giao Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát, có ý kiến đối với đề xuất bổ sung 2 khu đất vào hợp đồng thanh toán theo đề nghị của Tập đoàn Trung Nam.

Sở Tài chính TP.HCM cho biết, Chính phủ đang xem xét ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan 5 dự án tại TP.HCM, trong đó có dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng. Vì vậy, việc rà soát quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư để chuẩn bị kịp thời cho việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ.

Được biết, năm 2023, UBND TP.HCM đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất chiếm 15% tổng giá trị quyết toán (tương đương 1.477 tỷ đồng). Còn phần giá trị thanh toán bằng tiền chiếm 85% tổng giá trị quyết toán (tương đương 8.372 tỷ đồng).

Năm 2024, TP.HCM bố trí sẵn 6.800 tỷ đồng để giải ngân cho “siêu” dự án ngăn triều cường 10.000 tỷ đồng, nhưng số vốn này không giải ngân được do vướng các quy định pháp lý. Sau đó, Thành phố buộc phải điều chuyển số vốn đó sang các dự án khác.

Theo báo cáo mới nhất của Tập đoàn Trung Nam gửi UBND TP.HCM vào cuối tháng 3/2025, tổng mức đầu tư của Dự án đã tăng lên 15.400 tỷ đồng, so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu là 9.976 tỷ đồng. Đến ngày 21/3/2025, tổng chi phí lãi vay đã lên đến 2.775 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày lãi phát sinh là 1,71 tỷ đồng.

Để giảm số lãi vay phát sinh, nhà đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư mới của Dự án. Đồng thời, tiến hành thanh toán quỹ đất BT cho nhà đầu tư.

Để giải quyết dứt điểm vướng mắc, ngày 3/4, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được về việc tháo gỡ vướng mắc tại dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung gỡ vướng để tái khởi động, thi công hoàn thành và đưa dự án vào vận hành, khai thác trong năm 2025.

Trong đó, Sở Tài chính lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ điều chỉnh Dự án, Sở Nông nghiệp và Môi trường lựa chọn đơn vị thẩm định giá các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư.

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

TP.HCM khởi công và khánh thành hàng loạt công trình trước ngày 30/4

Hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, các dự án cải thiện môi trường của TP.HCM sẽ đồng loạt khởi công và khánh thành vào ngày 19/4 và 25/4.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) vừa có báo cáo UBND Thành phố về kế hoạch khởi công và hoàn thành các gói thầu, công trình giao thông để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Cụ thể, ngày 19/4, sẽ khởi công một loạt dự án giao thông quan trọng gồm: Dự án đường Vành đai 2 (đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp) và đoạn 2 từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng sẽ đồng loạt khởi công gói thầu rà phá bom mìn.

Cũng trong ngày 19/4, sẽ khởi công gói thầu rà phá bom mìn của tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.

Đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa kết nối vào nhà ga T3 sẽ khánh thành ngày 19/4

Đối với dự án hoàn thành, ngày 19/4, TP.HCM đưa vào thông xe hàng loạt dự án gồm: đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa và kết nối nhà ga T3.

Ngoài ra, từ ngày 26 đến 30/4, TP.HCM sẽ khánh thành các dự án gồm: nâng cấp mở rộng đường Dương Quảng Hàm quận Gò Vấp; hầm HC1 nút giao thông An Phú; thông xe nhánh A nút giao đường Vành đai 3 để kết nối vào cầu Nhơn Trạch.

Đối với các dự án cải tạo môi trường, theo kế hoạch của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (Ban Hạ tầng) ngày 19/4, sẽ khởi công gói thầu XL-03 thuộc Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm

Cũng trong ngày 19/4, sẽ khởi công Dự án nâng cấp công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn từ tỉnh lộ 8 đến rạch Tra (bắc rạch Tra).

Đến ngày 25/4, sẽ khởi công Dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp).

Cùng ngày 25/4, Ban Hạ tầng sẽ thông xe kỹ thuật một số đoạn thuộc các gói thầu XL-07, XL-08, XL-09 và XL-10 của dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông chợ Đệm, và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai qua sông Sài Gòn).

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư

Kế hoạch thực hiện mô hình TOD (phát triển đô thị dọc các đầu mối giao thông lớn) tại TP.HCM đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Sau khi tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được đưa vào khai thác và tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) chuẩn bị xây dựng, TP.HCM đã lên kế hoạch đầu tư các dự án TOD ngay trong năm nay.

Trong đó, dọc tuyến Metro số 1 và đường Vành đai 3, năm nay, Thành phố sẽ thực hiện 3 dự án TOD gồm: khu vực quanh ga Phước Long thuộc phường Trường Thọ và Phước Long A, diện tích 160 ha; khu đất Nông trường Dừa thuộc phường Long Trường 152 ha; khu vực 29 ha thuộc phường Long Bình (Nhà máy Nhatico).

Đối với tuyến Metro số 2, sẽ đấu giá 3 khu đất dọc tuyến gồm: khu đất C30 phường 14, quận 10, (cách ga công viên Lê Thị Riêng 910 m); khu đất số 446-448 đường Hoàng Văn Thụ; khu đất khu đất số I/82 A phường Tây Thạnh.

Theo kế hoạch, các thủ tục điều chỉnh quy hoạch, lên phương án đấu giá sẽ thực hiện từ tháng 3 đến quý III/2025. Cuối năm 2025, sẽ tiến hành đấu giá chọn nhà đầu tư. Việc đấu giá các khu đất làm mô hình TOD nêu trên rất thuận lợi, vì các khu đất này do Nhà nước quản lý, nên không phải giải phóng mặt bằng, thuận lợi đầu tư xây dựng mới.

Dù TP.HCM chưa công bố phương án đấu giá cụ thể, nhưng nhiều nhà đầu tư đã quan tâm đến việc đấu giá các khu đất làm TOD.

Trong đó, Sun Group đã có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất được đầu tư dự án TOD ở khu đất Nông trường Dừa và một số dự án khác tại TP. Thủ Đức. Tại Hội nghị Công bố Đồ án Quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040 và xúc tiến mời gọi đầu tư, ông Trần Minh Sơn, Phó chủ tịch HĐQT Sun Group cho biết, nếu được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng triển khai dự án.

Bên cạnh các khu đất do Nhà nước đưa ra đấu giá, nhà đầu tư cũng chủ động đề xuất các địa điểm làm TOD. Đầu năm 2025, CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đề xuất ý tưởng phát triển mô hình TOD tại khu vực Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, với tổng diện tích hơn 50 ha. Đây là khu vực sẽ có tuyến Metro số 3A, tuyến Metro số 5 và một số tuyến giao thông công cộng khác.

Đầu tháng 3/2025, Công ty TNHH Nhựa Duy Tân đề xuất với UBND TP.HCM phát triển mô hình TOD tại khu đất do doanh nghiệp sở hữu nằm cạnh đường Vành đai 2, Quốc lộ 1A, đường Võ Văn Kiệt, tuyến đường sắt đô thị MRT 3A và monorail số 1 kết nối trung tâm thành phố với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và tỉnh Long An. Dự án bao gồm khu phức hợp cao ốc văn phòng, khách sạn, kết hợp với nhà ở dự kiến có tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng.

Theo ông Ono Masuo, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM, hiện có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, phát triển thương mại và vận hành hệ thống giao thông công cộng bày tỏ sự quan tâm đối với các dự án phát triển đô thị theo mô hình TOD tại TP.HCM. Các doanh nghiệp Nhật có kinh nghiệm thực tiễn tại Nhật Bản, nên khi đầu tư vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các đô thị phát triển bền vững.

Ở góc độ của doanh nghiệp đã nghiên cứu mô hình TOD, ông Vincent Choo Wing Sung, Giám đốc đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư Metro Star (thuộc CT Group) cho biết, ngay từ khi TP.HCM có quy hoạch các tuyến metro, Metro Star đã bắt tay nghiên cứu mô hình TOD nằm dọc 8 tuyến metro tại TP.HCM. Từ khi tuyến Metro số 1 TP.HCM được triển khai, giá trị các dự án bất động sản lân cận đã tăng lên.

Đối với doanh nghiệp trong nước, đây được coi là cơ hội hiếm có khi có cơ hội mua được quỹ đất sạch và đầy đủ pháp lý. Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết, trước đây, các dự án bất động sản chủ yếu do doanh nghiệp tự đi tìm quỹ đất để đầu tư, nên giải phóng mặt bằng hoặc mua đất luôn gặp khó. Vì thế, việc Nhà nước tạo ra quỹ đất sạch, sau đó đấu giá được coi là sự thay đổi lớn.

Theo ông Phúc, việc đấu giá đất để làm TOD sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và người mua bất động sản. Khi đấu giá, Nhà nước sẽ bán được giá cao nhất và thu về cho ngân sách cao nhất. Các doanh nghiệp có quỹ đất sạch nên sẽ yên tâm phát triển dự án, mà không phải lo bị vướng quy hoạch hay pháp lý. Còn người mua có thể tiếp cận các sản phẩm bất động sản đầy đủ pháp lý.

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

Đề xuất tăng tổng mức đầu tư dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch lên hơn 9.200 tỷ đồng

– Bộ Xây dựng đề nghị điều chỉnh đề xuất Dự án thành phần 1A của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư tăng từ 6.955 tỷ đồng thành 9.268 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh đề xuất dự án sử dụng vốn ODA đối với Dự án thành phần 1A của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Bộ Xây dựng, dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại các Quyết định số 25 ngày 6/1/2020 và số 526 ngày 27/4/2022 với tổng mức đầu tư khoảng hơn 6.955 tỷ đồng. Dự án có chiều dài tuyến khoảng 8,75km, quy mô tuyến đường tương đương đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

Vốn vay ODA của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) dự kiến hơn 4.175 tỷ đồng (tương đương khoảng 190,77 triệu USD2) sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công, dự phòng phần vốn ODA.

Vốn đối ứng dự kiến hơn 2.779 tỷ đồng sử dụng để thanh toán thuế VAT, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn trong nước; chi phí giải phóng mặt bằng; dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ. Thời gian thực hiện: 5 năm kể từ khi Hiệp định vay vốn Dự án thành phần 1A có hiệu lực (từ tháng 9/2020 đến 9/2025).

Điều chỉnh quy mô

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để bảo đảm khả năng khai thác đoạn tuyến với quy mô đường cao tốc đồng bộ với các dự án thành phần khác trên tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch cần thực hiện điều chỉnh quy mô và đầu tư bổ sung một số hạng mục công trình dẫn tới làm tăng tổng vốn vay ODA của dự án.

Theo đó, điều chỉnh tăng sơ bộ tổng mức đầu tư dự án từ hơn 6.955 tỷ đồng thành 9.268 tỷ đồng (tăng khoảng 2.312 tỷ đồng). Điều chỉnh này dẫn tới điều chỉnh tăng nguồn vốn vay ODA của dự án từ hơn 190 triệu USD (khoảng 4.175 tỷ đồng) thành 262 triệu USD (tương đương khoảng 6.209 tỷ đồng), tăng khoảng gần 72 triệu USD (tương đương khoảng 2.033 tỷ đồng).

Các nội dung khác được giữ nguyên theo đề xuất dự án sử dụng vốn ODA ban đầu và theo các Quyết định số 1940 ngày 29/10/2014, số 25 ngày 6/1/2020 và số 526 ngày 27/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng bộ quy mô Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Lý giải nguyên nhân việc điều chỉnh này, Bộ Xây dựng cho biết, việc điều chỉnh quy mô đầu tư của dự án để bảo đảm khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc dẫn tới làm tăng tổng mức đầu tư và tăng tổng vốn vay ODA.

Tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài khoảng 92km, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với quy mô là đường cao tốc, giai đoạn hoàn chỉnh gồm 8 làn xe cơ giới và đường song hành hai bên cùng với các hành lang.

Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt đầu tư từ năm 2016, ký kết thỏa thuận vay vốn ODA với Chính phủ Hàn Quốc năm 2020, lựa chọn nhà thầu và tổ chức thi công năm 2022.

Tại thời điểm phê duyệt dự án, do chưa xác định được thời điểm đầu tư các đoạn tuyến còn lại thuộc tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi việc khai thác khoảng 8,75km độc lập theo tiêu chuẩn đường cao tốc là chưa cần thiết.

Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư riêng đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Các yếu tố hình học của tuyến được đầu tư bảo đảm theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Công tác giải phóng mặt bằng do địa phương thực hiện theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh.

Hiện nay, điểm đầu dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch kết nối với Dự án thành phần 3 do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện. Điểm cuối kết nối với Dự án thành phần 1 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Các dự án thành phần của hai địa phương được khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc, phân kỳ với quy mô 4 làn xe và đường song hành, vận tốc thiết kế 100km/h. Điều này dẫn tới chưa có sự đồng bộ về quy mô, vận tốc thiết kế, tổ chức khai thác giữa dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch và 2 dự án thành phần này.

Để bảo đảm khả năng khai thác đồng bộ đoạn tuyến trên đường Vành đai 3 theo tiêu chuẩn đường cao tốc, việc nghiên cứu phương án điều chỉnh dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch là cần thiết và cần sớm triển khai để bảo đảm hoàn thành, đưa vào khai thác cùng với các dự án thành phần do hai địa phương thực hiện.

Ngày 27/4/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã giao Bộ Giao thông vận tải trao đổi với nhà tài trợ về đề xuất sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua điều chỉnh, bổ sung Hiệp định vay để thực hiện phương án mở rộng Dự án thành phần 1A của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1, tiến hành các thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công, trình Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, việc điều chỉnh quy mô đầu tư của dự án từ đường cấp III đồng bằng với 80km/h thành đường cao tốc với 100km/h để phù hợp với quy hoạch và bảo đảm khả năng khai thác đồng bộ trên toàn tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết.

Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công năm 2024 và các Nghị định số 114/2021, số 20/2023, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA đối với Dự án thành phần 1A của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung: “Điều chỉnh tăng nguồn vốn vay ODA từ hơn 190 triệu USD (khoảng 4.175 tỷ đồng) thành hơn 262 triệu USD (khoảng 6.209 tỷ đồng).

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

– Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 05/4/2025 về việc đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Công điện gửi: Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu:

Với sự quyết tâm phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các các cấp, các ngành, các địa phương, kết quả giải ngân năm 2024 cả nước đạt 93,06% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 góp phần quan trọng trong hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt việc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Tuy nhiên, đến ngày 15 tháng 3 năm 2025, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương mới phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án đạt khoảng 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; số vốn chưa phân bổ chi tiết còn khá lớn (57,7 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 7,0%) của 19 Bộ, cơ quan trung ương và 32 địa phương. Kết quả giải ngân ước đến ngày 31 tháng 3 năm 2025 đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 (12,27%).

Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trên nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, ảnh hưởng việc Mỹ áp thuế hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 được Trung ương, Quốc hội giao, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên.

Trong tình hình hiện nay cần điều chỉnh mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 phấn đấu đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ban ngành khác ở Trung ương và địa phương đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đã đề ra tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2025; số 27/NQ-CP ngày 07/02/2025; số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025 của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 04/12/2024, Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/01/2025, Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/02/2025, Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 04/02/2025 và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương

Quán triệt, xác định rõ nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của thủ trưởng ở tất cả các cấp, các bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Người đứng đầu Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương phải đề cao trách nhiệm, sát sao, cụ thể, nắm chắc tình hình, xác định rõ các vướng mắc và nguyên nhân giải ngân chậm của từng dự án cụ thể để trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.

Khẩn trương đề xuất phương án xử lý đối với vốn ngân sách trung ương kế hoạch năm 2025 còn lại chưa phân bổ chi tiết, gửi Bộ Tài chính và cập nhật trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo đúng quy định.

Tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả để quyết liệt đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng, có tác động lan tỏa,…. Việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên… Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Chủ động rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn và còn thiếu vốn theo quy định, vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn một cách thực chất, hiệu quả theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tổng hợp phân tích nguyên nhân đề xuất kéo dài (hay không kéo dài) thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 sang năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2025 theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07/02/2025 của Chính phủ.

Chủ trì theo dõi sát tiến độ thực hiện giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, phối hợp với VTV, VOV, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Chính phủ thông báo công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ và trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả giải ngân hằng tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, khen thưởng các bộ, cơ quan, địa phương giải ngân tốt, phê bình kiểm điểm xử lý trách nhiệm các bộ, cơ quan, địa phương giải ngân chậm tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng.

Xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư công nhằm thúc đẩy phân bổ, giải ngân các dự án đầu tư công và bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn.

Các Bộ, cơ quan chủ Chương trình mục tiêu quốc gia rà soát các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình phân bổ, giải ngân vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia để phối hợp Bộ Tài chính và cơ quan liên quan xử lý theo quy định; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền các nội dung vượt thẩm quyền.

Các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các Bộ, cơ quan, địa phương và các Đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo thực hiện và thúc đẩy đầu tư công; giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

Đề xuất bến cảng có thời gian sử dụng 50 năm, tỷ lệ hao mòn 2%/năm

Việc xác định tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được quy định như sau: Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản; một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản; trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan là một tài sản.

Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định này được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn: Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên.

Theo dự thảo, tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được xác định nguyên giá, giá trị còn lại, tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này gồm: Bến cảng, bến phao; Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác trong khu vực bến cảng; Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước trong khu vực bến cảng; Đèn biển và nhà trạm gắn với đèn biển; đăng tiêu độc lập; Phao, tiêu, nhà trạm và cầu tàu phục vụ quản lý vận hành phao tiêu; Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); Đê chắn sóng, đê chắn cát, kẻ hướng dòng, kẻ bảo vệ bờ;

Luồng hàng hải, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; Khu chuyên tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển; Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam gồm máy móc, trang thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phụ trợ phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam; Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải khác.

Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định này được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn: Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên.

Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định nêu trên phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Các chỉ tiêu về nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải xác định là tài sản cố định là số nguyên; trường hợp kết quả xác định các chỉ tiêu này là số thập phân thì được làm tròn theo quy định tại pháp luật về kế toán.

Mỗi một tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là một đối tượng ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.

Danh mục tài sản, thời gian sử dụng để tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng như sau: Bến cảng có thời gian sử dụng để tính hao mòn là 50 năm, tỷ lệ hao mòn 2%/năm; Bến phao có thời gian sử dụng để tính hao mòn là 20 năm, tỷ lệ hao mòn 5%/năm; Kho bãi có thời gian sử dụng để tính hao mòn là 25 năm, tỷ lệ hao mòn 4%/năm.

Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước trong khu vực bến cảng có thời gian sử dụng để tính hao mòn là 10 năm, tỷ lệ hao mòn 10%/năm…

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được tính theo công thức: Mức hao mòn = Nguyên giá tài sản + tỷ lệ hao mòn (% năm).

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ

Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là một quyết định rất đáng tiếc – nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, mà còn làm dấy lên những lo ngại về sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một mắt xích quan trọng.

Mức thuế nói trên được đưa ra dựa trên thông tin cho rằng Việt Nam áp thuế 90% lên hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đây là con số cần được kiểm chứng khách quan và trao đổi một cách thẳng thắn, minh bạch và trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Trên thực tế, Việt Nam luôn nghiêm túc thực thi các cam kết thương mại quốc tế, kể cả trong khuôn khổ WTO lẫn các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn luôn là một đối tác đáng tin cậy của Hoa Kỳ – nhất quán trong chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và cùng phát triển. Việt Nam sẵn sàng đối thoại có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng, và kiên quyết không chọn đối đầu như một phương thức ứng xử quốc tế.

Không vội vàng lo lắng – đây chưa phải là hồi kết

Chính sách thương mại luôn có tính linh hoạt cao, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi các quyết định hành pháp có thể chịu điều chỉnh bởi Quốc hội, doanh nghiệp và chính công luận Mỹ.

Việc công bố mức thuế mới là một tuyên bố chính trị và đàm phán – chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tổ chức thương mại Mỹ vốn đang có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam sẽ lên tiếng, bởi chính họ cũng chịu thiệt hại.

Việt Nam không đơn độc – chúng ta có đối tác, có uy tín và có phương án

Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP…), mở ra các thị trường rộng lớn từ EU đến châu Á – Thái Bình Dương. Sự đa dạng hóa thị trường là một chiến lược dài hạn đúng đắn, giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc đơn phương.

Hơn nữa, với tư cách là một nền kinh tế tuân thủ luật chơi toàn cầu, Việt Nam có quyền sử dụng các kênh đàm phán song phương và đa phương, từ WTO cho tới các cơ chế giải quyết tranh chấp. Chúng ta có kinh nghiệm, có đội ngũ pháp lý và có niềm tin quốc tế – điều này rất khác với hình ảnh một nền kinh tế nhỏ và dễ tổn thương như trước đây.

Trong nguy có cơ – Thời điểm để tái cơ cấu và nâng tầm chuỗi giá trị

Việc Hoa Kỳ siết lại thương mại có thể là một cú hích giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình xuất khẩu. Thay vì phụ thuộc vào gia công, lắp ráp – đây là lúc chúng ta cần tăng tỷ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, và tiến tới sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Việc dòng vốn FDI có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn lại càng củng cố vai trò trụ cột của kinh tế tư nhân trong nước – lực lượng đang ngày càng năng động, sáng tạo và khát khao vươn lên. Điều này cũng tạo áp lực tích cực để Việt Nam sắp xếp lại chuỗi cung ứng, hướng tới sự tự chủ chiến lược, không quá phụ thuộc vào một nguồn vốn hay thị trường nào.

Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới, đẩy mạnh kinh tế trong nước là con đường bắt buộc. Đây là thời điểm cần có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và trúng đích, tập trung vào đầu tư công hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng thị trường nội địa và thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Song song với đó, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách thể chế – từ môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính đến chính sách thuế, đất đai, khoa học công nghệ. Cải cách không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để nâng cao sức chống chịu và khả năng bứt phá.

Đây cũng là lúc mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp phải bứt phá vươn lên, phát huy nội lực, sáng tạo và bản lĩnh để cùng đất nước vượt qua giai đoạn thử thách. Một nền kinh tế khỏe mạnh không thể chỉ trông vào bên ngoài – mà phải được nuôi dưỡng từ khát vọng phát triển bên trong.

Vai trò của Nhà nước – Đồng hành và kiến tạo

Chính phủ Việt Nam chắc chắn sẽ không đứng ngoài. Ngay trong sáng ngày 3 tháng 4, chỉ ít giờ sau tuyên bố áp thuế từ phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp khẩn của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành liên quan. Những chỉ đạo được đưa ra – trong đó đề cập tất cả những chủ đề quan trọng như đã nói ở trên – là kịp thời, sáng suốt và mang tầm chiến lược – thể hiện rõ tinh thần chủ động, không bị động bất ngờ trước các biến động từ bên ngoài.

Thủ tướng đã yêu cầu đánh giá toàn diện tác động – gồm cả trực tiếp và gián tiếp, cả trước mắt và lâu dài, cả tích cực và tiêu cực – tới kinh tế, thương mại, việc làm và tâm lý thị trường, đồng thời chỉ đạo xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt. Chính phủ cũng xúc tiến các kênh đối thoại cấp cao với Hoa Kỳ, sử dụng các cơ chế song phương và đa phương như WTO để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước. Chính phủ nỗ lực hết sức mình để bảo đảm lợi ích quốc gia trước lệnh áp thuế mới của Mỹ.

Không dừng ở đó, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng thị trường, tăng sức chống chịu, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định tỷ giá và dòng vốn cũng được đồng loạt triển khai. Những hành động này chính là sự khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc dẫn dắt niềm tin thị trường và duy trì ổn định vĩ mô – hai yếu tố sống còn trong bối cảnh bất định.

Trong thời điểm thử thách như hiện nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên định của Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ Việt Nam đang thực sự là ngọn hải đăng trong giông bão, soi sáng phương hướng cho doanh nghiệp và người dân, giữ vững niềm tin vào tương lai và tiếp thêm năng lượng để cả nền kinh tế vượt qua sóng gió một cách vững vàng và tự tin.

Bản lĩnh làm nên sự khác biệt

Lịch sử kinh tế Việt Nam đã từng trải qua nhiều cú sốc – từ cấm vận, khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh cho đến những thay đổi chính sách bất ngờ từ đối tác lớn… Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ này, nếu năm đầu tiên chịu tác động của đại dịch COVID-19, năm 2022 là cuộc xung đột ngay tại châu Âu, năm 2024 là siêu bão Yagi thì ngay đầu năm 2025 là cú sốc thuế. Nhưng mỗi lần như vậy, chúng ta đều đứng vững, và thậm chí vươn lên mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua.

Thuế quan có thể là một rào cản tạm thời, nhưng không thể ngăn cản được tinh thần sáng tạo, năng lực thích ứng và khát vọng vươn mình của người Việt Nam. Thế giới vẫn rộng lớn, cơ hội vẫn còn nhiều – và với sự đồng lòng từ chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân, Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn thử thách này với tâm thế của một quốc gia, một nền kinh tế ngày càng trưởng thành, bản lĩnh và có trách nhiệm.

Trên tất cả, Việt Nam vẫn luôn lựa chọn con đường hòa bình, hợp tác, đối thoại. Không có cánh cửa nào thực sự khép lại khi các bên còn giữ được thiện chí và tôn trọng lẫn nhau. Đó cũng chính là thông điệp mạnh mẽ nhất mà chúng ta gửi tới bạn bè quốc tế lúc này.

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4

Nếu được bàn giao mặt bằng trong tháng 4/2025, Dự án mở rộng Quốc lộ 50 huyện Bình Chánh, TP.HCM sẽ thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2025.

Ngày 3/4, ông Lương Minh Phúc – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) cho biết, dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 gồm các đoạn xây mới dài 4,3km (đường song hành Quốc lộ 50) khởi công tháng 12/2022; và đoạn mở rộng Quốc lộ 50 hiện hữu dài khoảng 2,6km khởi công tháng 3/2024. Dự án vừa thi công, vừa phối hợp bàn giao, tiếp nhận mặt bằng từ chủ đầu tư dự án bồi thường là Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Bình Chánh, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2025.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh, TP.HCM), đang được khẩn trương thi công.

Theo ông Phúc, thời gian qua bồi thường giải phóng mặt bằng do UBND huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư đã chậm tiến độ 1 năm so với cam kết ban đầu. Bên cạnh đó, tình trạng bàn giao mặt bằng bị gián đoạn, không liên tục đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Tháng 3/2025 vẫn còn vướng 2 trường hợp trên đoạn Quốc lộ 50 hiện hữu và 3 trường hợp ở đoạn song hành Quốc lộ 50.

Tuy mặt bằng được bàn giao không liên tục nhưng TCIP vẫn cố gắng đẩy nhanh tiến độ và đã thông xe đoạn song hành từ gần nút giao Trịnh Quang Nghị đến điểm nhập vào Quốc lộ 50 hiện hữu (dài khoảng 2 km) vào cuối năm 2024.

TCIP cho biết, đối với đoạn đường song hành với Quốc lộ 50, hiện còn vướng mặt bằng 1 hộ dân, diện tích khoảng 600 m2 do Công ty TNHH Một thành viên đầu tư kinh doanh nhà Khang Phúc thỏa thuận bồi thường cho người dân. Nếu được bàn giao mặt bằng trong tháng 4/2025, đoạn song hành này sẽ hoàn thành trong tháng 9/2025.

Nếu có đủ toàn bộ mặt bằng trong tháng 4/2025, thì toàn tuyến Quốc lộ 50 sẽ hoàn thành mở rộng trong tháng 12/2025.

===

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công