Giao đầu mối nghiên cứu phương án đầu tư cao tốc TP. Cà Mau – Đất Mũi
Kết quả nghiên cứu bước đầu của UBND tỉnh Cà Mau cho thấy phương án xây dụng cầu cạn đối với tuyến cao tốc TP. Cà Mau – Đất Mũi dài 90 km sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí giải phóng mặt bằng.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Cà Mau để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu phương án đầu tư tuyến cao tốc từ TP. Cà Mau đến Đất Mũi.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng xem xét kiến nghị của UBND tỉnh Cà Mau, đề xuất phương án đầu tư tuyến đường cao tốc từ TP. Cà Mau đến Đất Mũi (về cơ quan chủ quản, nguồn lực đầu tư, tiến trình đầu tư, sơ bộ phương án xây dựng…) theo đúng quy định của pháp luật về đường bộ, đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/3/2025.
Vào tháng 2/2025, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn số 1325/UBND – XD gửi Thủ tướng Chính phủ về việc lập thủ tục đầu tư tuyến cao tốc TP. Cà Mau – Đất Mũi.
Theo ông Phạm Thành Ngại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi là công trình có quy mô rất lớn, giải pháp kỹ thuật phức tạp, có tính chất rất đặc thù trong số những dự án đường bộ cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với phần lớn tuyến đi qua các vùng đất ngập nước, khu vực rừng ngập mặn, điều kiện địa chất rất yếu và phức tạp, tuyến qua nhiều sông, kênh, rạch, chế độ thủy triều, thủy văn phức tạp.
Trong khi đó, tỉnh Cà Mau lại chưa có kinh nghiệm lập thủ tục đầu tư và quản lý đầu tư các dự án có quy mô và tính chất tương tự.
Chính vì vậy, để bảo đảm đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ thủ tục đầu tư, thuận lợi trong quá trình thực hiện, phấn đấu khởi công dự án trong năm 2025, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, giao Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, lập hồ sơ bước đề xuất chủ trương đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.
“UBND tỉnh Cà Mau sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong quá trình nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, việc giao cơ quan chủ quản thực hiện dự án, đồng thời tập trung thực hiện công tác chuẩn bị để tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng và các công tác phối hợp theo thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương, bảo đảm yêu cầu tiến độ của dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho biết.
Trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã chủ động rà soát sơ bộ các phương án gồm: tuyến đi thấp (nền đắp); tuyến đi thấp kết hợp cầu cạn; cầu cạn, với chi phí giải phóng mặt bằng tương ứng của từng phương án khoảng 2.283 tỷ đồng, 2.046 tỷ đồng và 1.689 tỷ đồng.
“Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy phương án xây dụng cầu cạn tiết kiệm đáng kể chi phí giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho tỉnh Cà Mau trong việc cân đối, bố trí ngân sách địa phương để tham gia vào kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau phân tích.
===
2025 Bà Rịa Vũng Tàu Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông Công ty cổ phần VietStar Cảng hàng không cầu Thủ Thiêm 4 cầu đi bộ qua sông Sài Gòn Cụm công nghiệp Long Giao dinh thự hàng trăm tỉ đồng GPCONS huyện Củ Chi Hình thức giao đất Hệ thống giao thông thông minh ITS trên cao tốc Bắc – Nam Khu mỏ đá Hóa An Khu đô thị 22.000 tỷ Khu đô thị phức hợp Cam Hòa Khu đô thị Tràng Cát Kinh tế Kê biên Metro số 2 mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Nghị Quyết 98/2023/QH15 Nghị quyết số 01/NQ-CP Nguyễn Văn Được Ngân hàng nhà nước Nhà ở xã hội Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 Quyết định số 977/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2006 T&T Group Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm tài chính tại Việt Nam Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Xây dựng Điều 122 Luật Đất đai 2024 Điện gió ngoài khơi Đường vành đai 2 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đặng Thanh Tâm đô thị cấp quốc gia