03-25
18

Sáp nhập tỉnh: Tiêu chuẩn cao hơn với bí thư, chủ tịch tỉnh mới

Theo TS. Nguyễn Viết Chức, cần phải có tiêu chuẩn cụ thể và cao hơn với bí thư, chủ tịch của một tỉnh sau sáp nhập. Rất cần sự trao đổi dân chủ, công khai, công tâm để chọn được người đứng đầu địa phương phù hợp nhất cho tỉnh mới sau sáp nhập.

Sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ đã gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về chủ trương sáp nhập tỉnh, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa và Xã hội) nhấn mạnh đến tinh thần chia sẻ, bao dung, đặc biệt là tinh thần gương mẫu của người cán bộ, đảng viên.

Một trong những vấn đề luôn nhận được sự quan tâm lớn của người dân là tên gọi mới của cấp tỉnh sau sáp nhập. Theo ông, việc lựa chọn tên mới cần được ưu tiên theo hướng nào?

Trước tiên, tôi rất chia sẻ rằng, không ai có khả năng tìm được một tên gọi mới sau sáp nhập có thể đáp ứng được mong muốn của tất cả mọi người cũng như của các địa phương.

Chúng ta cứ thử liên hệ, ngay việc đặt tên cho con trong một gia đình. Vợ chồng rất yêu thương nhau, hai gia đình nội ngoại đồng thuận như một, nhưng khi đặt tên cho con, cho cháu, chắc cũng không thể đồng thuận được tất cả.

Do vậy, để giải quyết hài hòa vấn đề này, tôi cho rằng, tất cả cần phải vì cái chung nhất. Điều này cũng thể hiện tinh thần từ bỏ tư duy cục bộ địa phương. Khi hai, hay ba tỉnh sáp nhập vào cũng đều phải thể hiện tinh thần văn hóa đó.

Về lựa chọn ưu tiên tên gọi mới sau sáp nhập, có lẽ chúng ta vẫn phải cố gắng để giữ được sự liên kết vùng miền, giữa các tỉnh liên quan với nhau. Cố gắng tối đa có thể giữ lại được một tên gọi cũ trong số những tỉnh sáp nhập lại. Vì điều đó sẽ giữ được ổn định cho ít nhất một tỉnh đó.

Tuy nhiên, khi các tỉnh nhập vào, tên của một tỉnh nào đó không còn nữa, thì tỉnh còn giữ tên cũ phải thể hiện sự trân trọng giá trị văn hóa, những địa danh của tỉnh không còn tên nữa. Không còn tên tỉnh, nhưng địa danh không thể mất được. Chẳng hạn, tỉnh Lâm Đồng sáp nhập vào tỉnh khác, thì thành phố Đà Lạt nên thơ như thế không thể mất đi được. Nên phải trân trọng cái đó, địa danh đó sau sáp nhập.

Nói rộng hơn, chúng ta phải biết trân trọng giá trị văn hóa, lịch sử của từng địa phương, nó hòa nhập trong cái chung, trở thành niềm tự hào chung của tỉnh, chứ không phải theo biên giới cũ, rồi “tỉnh ông, tỉnh tôi”.

Sẽ không có một công thức chung nào cả, nhưng cũng nên chọn tên như thế nào đó cho phù hợp nhất. Ví dụ, Lào Cai sáp nhập với Yên Bái chẳng hạn, không thể lấy tên một cách cơ học bằng cách ghép từ của hai tỉnh này, mà có thể lấy tên một trong hai tỉnh cũ, hay tên gọi mới là Hoàng Liên Sơn cũng rất hay.

Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính với mục tiêu là mở rộng không gian, tạo động lực phát triển.

BĐS TP. Cần Thơ Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giảm tiền thuê đất GPCONS Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City khoan thư sức doanh nghiệp Khu công nghiệp Phước Bình 2 khu công nghiệp sinh thái gần sân bay 16 tỷ USD Khu đô thị mới huyện Cam Lâm Khu đất 3 mặt giáp sông Khơi thông nguồn lực đầu tư công Kinh tế mua bán “suất ngoại giao” nhà ở xã hội Mỹ Phước – Tân Vạn Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Nguyễn Văn Được Nhà Máy TOLE Hoa Sen Phú Mỹ Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển siêu dự án đô thị 100 km2 Sun Group Sân bay Phú Quốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Triển lãm lớn nhất châu Á Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Điện gió ngoài khơi Đường Vành đai 4 Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công

Chia sẻ

Tin liên quan

14 Tháng 4, 2025

Cát xây dựng ở các tỉnh bắc miền Trung bất ngờ khan hiếm, giá tăng cao

Chính thức nới công suất của Cảng hàng không quốc tế Gia Bình lên 5 triệu khách/năm

TP.HCM “cân não” tìm quỹ đất thanh toán cho dự án ngăn triều

07 Tháng 4, 2025

TP.HCM khởi công và khánh thành hàng loạt công trình trước ngày 30/4