Cảng biển đón cơ hội từ chuyển dịch chuỗi cung ứng

Không còn là điểm bốc xếp hàng hóa đơn thuần, cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải (CM-TV) đang vươn lên thành trung tâm trung chuyển quốc tế giữa làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cảng TCTT đón tuyến tàu mới của hãng tàu COSCO/OOCL vào tháng 3/2025.

Dần khẳng định vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt hơn 342 triệu tấn; trong đó hàng container đạt hơn 10 triệu TEU, tăng 6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng hơn 31% về sản lượng container. Đây không chỉ là một con số tăng trưởng ấn tượng mà còn cho thấy vị thế của cụm cảng CM-TV ngày càng nâng cao trong mạng lưới logistics khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT) trong tháng 4/2025 ghi nhận sự kiện tiếp nhận thêm 2 tuyến dịch vụ kết nối với các cảng châu Á. Theo ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Kinh doanh TCIT, điều này thể hiện rõ xu thế chuyển dịch từ các cảng trung chuyển truyền thống như Singapore, Hong Kong về các cảng ở CM-TV, nơi có vị trí chiến lược và thời gian hành trình ngắn hơn đến các KCN trọng điểm phía Nam.

Gemalink cũng đạt mức tăng trưởng sản lượng hơn 27% trong quý I/2025 so với cùng kỳ năm trước. Việc liên tiếp mở các tuyến dịch vụ đến châu Âu và châu Mỹ đã giúp Gemalink không chỉ tăng khối lượng hàng hóa mà còn nâng tầm vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tương tự, cảng SSIT cũng hoạt động hết công suất trong tháng 4, sau thông tin Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam. “Lượng đặt chỗ (booking) từ các hãng tàu đi Mỹ tăng mạnh. Chúng tôi phải tổ chức làm hàng ban đêm để đáp ứng nhu cầu”, ông Phan Hoàng Vũ, Tổng Giám đốc SSIT cho biết.

Tàu IRENES RAINBOW thuộc tuyến KTX2 do hãng tàu OOCL khai thác, vừa cập cảng TCIT. Đây là tuyến kết nối Việt Nam với các thị trường trọng điểm châu Á như Thái Lan, Nhật Bản và Trung Quốc.

Cần chiến lược quốc gia để “vươn ra biển lớn”

Điểm cộng lớn của các cảng khu vực CM-TV đến từ hệ thống hạ tầng kết nối ngày càng hoàn thiện. Việc đẩy nhanh tiến độ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cầu Phước An, đường ven biển ĐT994 cùng hàng loạt trục giao thông quan trọng đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng đến các KCN trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, nhiều cảng trong cụm đã đầu tư mạnh vào công nghệ tự động hóa, phần mềm quản lý cảng hiện đại và hạ tầng số, giúp tăng hiệu quả khai thác. Tỷ lệ tàu cập cảng đúng giờ và năng suất bốc dỡ được các hãng tàu quốc tế đánh giá nằm trong nhóm cao nhất khu vực ASEAN.

Ông Phạm Quốc Long, Chủ tịch Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam cho biết, chính sự đồng bộ giữa dịch vụ – hạ tầng – công nghệ đã tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho cụm cảng CM-TV trong cuộc đua thu hút hàng trung chuyển quốc tế, đặc biệt từ các quốc gia không giáp biển như Lào, Campuchia hay khu vực Đông Bắc Thái Lan.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảng biển cho rằng, để cụm cảng CM-TV thực sự trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế, cần một chiến lược tổng thể cấp quốc gia, kết nối cả quy hoạch hạ tầng, logistics, chính sách thu hút đầu tư và cải cách thủ tục.

Cụ thể, nên nghiên cứu thành lập một “Khu thương mại tự do” hoặc “Cảng trung chuyển quốc tế” theo mô hình của Singapore, nhằm tạo cơ chế đặc thù về thuế, hải quan, kiểm dịch để thu hút hàng quá cảnh từ khu vực.

Đồng thời, cần phát triển các trung tâm logistics quy mô lớn gắn với các cảng, đầu tư hệ thống kho lạnh, trung tâm kiểm định, chế biến, đóng gói để tăng giá trị dịch vụ.

Bức tranh cảng biển đầu năm 2025 tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhiều gam màu tươi sáng. Để duy trì nhịp độ tăng trưởng và vươn tới vai trò trung tâm trung chuyển quốc tế, cần có sự chỉ đạo từ một tầm nhìn quốc gia. Chỉ khi có một “nhạc trưởng”, cụm cảng CM-TV mới có thể hợp lực, vận hành đồng bộ giữa khai thác cảng, hạ tầng kết nối và dịch vụ logistics hậu cần. Khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ không chỉ đóng vai trò là cửa ngõ xuất nhập khẩu, mà thực sự trở thành “trái tim” vận tải biển của khu vực, nơi hội tụ hàng hóa, tái phân phối quốc tế và tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

TP.HCM cải cách thủ tục để “kéo” 7 tỷ USD vốn FDI

Năm 2025, TP.HCM đặt mục tiêu thu hút khoảng 7 tỷ USD vốn FDI. Theo dự báo của Sở Tài chính, mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở đạt được nếu các giải pháp trọng tâm về hạ tầng, cải cách thủ tục và cải thiện môi trường đầu tư được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Những tháng đầu năm 2025, lãnh đạo TP.HCM liên tiếp có các buổi làm việc với nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Thành phố tìm hiểu môi trường đầu tư. Các doanh nghiệp FDI cũng trực tiếp đi khảo sát tại Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp tại TP.HCM để chuẩn bị cho việc ra quyết định đầu tư.

Sự khởi sắc trong thu hút đầu tư tại đầu tàu kinh tế TP.HCM được thể hiện qua số liệu thu hút FDI trong quý I/2025 đạt 567,2 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút trong năm 2025 của Thành phố khoảng 7 tỷ USD.

Trọng tâm trước mắt của Thành phố là thúc đẩy Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, với tổng mức đầu tư lên đến hơn 113.000 tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD). Song song đó, Thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án lớn như Lotte Eco Smart City tại Khu đô thị Thủ Thiêm.

Hiện Thành phố đã lập danh mục 84 dự án mời gọi đầu tư trong giai đoạn 2024-2025, với tổng vốn kêu gọi ước tính hơn 296.000 tỷ đồng. Trong đó, các lĩnh vực được ưu tiên gồm hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, logistics, phát triển đô thị và công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, TP.HCM cũng đang gấp rút hoàn thiện quy trình để triển khai 11 khu vực phát triển đô thị theo định hướng TOD (phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng), tập trung dọc tuyến Metro số 1, số 2 và Vành đai 3, với tổng diện tích hơn 1.100 ha.

Không chỉ tập trung vào dự án cụ thể, Thành phố cũng đẩy nhanh thủ tục cho hàng loạt đề án lớn như Trung tâm tài chính quốc tế, đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, hệ thống chống ngập và xử lý nước thải, chương trình phát triển trung tâm logistics và các trung tâm hội chợ, triển lãm quốc tế.

Cùng với đó, công tác rà soát, tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án đầu tư đang bị đình trệ cũng đang được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hai nhóm dự án được ưu tiên là nhóm dự án sản xuất FDI cần gia hạn thời gian hoạt động và nhóm dự án bất động sản đang vướng pháp lý, khiến dòng vốn đang bị “kẹt” tại các dự án. Việc xử lý dứt điểm các điểm nghẽn này sẽ tạo dư địa lớn để khai thông nguồn lực xã hội, tăng thu hút đầu tư cho Thành phố.

Bên cạnh việc mở rộng không gian phát triển, TP.HCM xác định cải thiện môi trường đầu tư là điều kiện tiên quyết để giữ chân và thu hút thêm nhà đầu tư mới, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Để đẩy nhanh việc thu hút các nhà đầu tư lớn tham gia vào lĩnh vực khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, có giá trị gia tăng cao, Thành phố đang hoàn thiện các quy định liên quan đến danh mục ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược được quy định tại Điều 7, Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội. Trên cơ sở triển khai thực tiễn, Sở Tài chính đã tham mưu sửa đổi, mở rộng hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc lựa chọn, mời gọi nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực và kinh nghiệm.

Đặc biệt, Thành phố cam kết giảm ít nhất 30% thời gian xử lý hồ sơ đầu tư. Đối với hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế từ 15 ngày còn 7 ngày làm việc; hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ 10 ngày còn 5 ngày làm việc; hồ sơ điều chỉnh tên dự án, tên và địa chỉ nhà đầu tư từ 3 ngày còn 1 ngày làm việc; hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ 3 ngày còn 1 ngày làm việc.

Cùng với việc đơn giản hóa thủ tục, Thành phố đang tiến hành rà soát toàn diện quy trình thẩm định để lược bỏ các khâu trung gian, giảm bớt yêu cầu lấy ý kiến đối với một số cơ quan, từ đó đẩy nhanh tiến độ xử lý dự án.

Không chỉ dừng ở cắt giảm thủ tục, TP.HCM còn chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đầu tư. Một phần mềm tổng thể về quản lý dự án đầu tư có sử dụng đất đang được nghiên cứu xây dựng, kỳ vọng sẽ giúp theo dõi và kiểm soát tiến độ, vướng mắc và khả năng giải ngân của từng dự án. Ngoài ra, Thành phố cũng kiến nghị sửa đổi hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để có thể triển khai giải quyết thủ tục hành chính toàn trình với các hồ sơ dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

Chuyển danh mục dự kiến dự án quan trọng, ưu tiên ra khỏi quy hoạch, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư

Danh mục dự kiến dự án quan trọng, dự án ưu tiên đầu tư quốc gia, ngành, vùng và địa phương trong các quy hoạch sẽ được chuyển sang kế hoạch thực hiện quy hoạch. Các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh được phân cấp phê duyệt kế hoạch này.

Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch có một quy định khá quan trọng, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh

Theo đó, sẽ chuyển danh mục dự kiến dự án quan trọng, dự án ưu tiên đầu tư của quốc gia, ngành, vùng và địa phương trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sang kế hoạch thực hiện quy hoạch.

Đồng thời, phân cấp cho bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh.

Dự thảo Luật cũng bỏ quy định về việc xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch nhằm đơn giản hoá trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch; giảm bớt khâu trung gian làm ảnh hưởng đến tiến độ quyết định hoặc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch.

Qua đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới mục tiêu tăng trưởng ở mức hai con số trong giai đoạn tới.

Việc chuyển danh mục dự kiến dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên từ quy hoạch sang kế hoạch thực hiện quy hoạch sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư.
Việc chuyển danh mục dự kiến dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên từ quy hoạch sang kế hoạch thực hiện quy hoạch sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư.

Lâu nay, việc triển khai thực hiện một số dự án đầu tư gặp vướng mắc, do các bộ, ngành, địa phương thường so sánh với danh mục dự kiến dự án quan trọng, dự án ưu tiên đầu tư, từ đó ra quyết định đầu tư, mặc dù trên thực tế, đó chỉ là “danh mục dự kiến”.

Do vậy, ở lần sửa đổi này, Ban soạn thảo quyết định chuyển danh mục dự kiến này sang kế hoạch thực hiện quy hoạch, thay vì quy định trong quy hoạch các cấp.

Đây là nội dung mà khi thẩm tra, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đánh giá cao. Cụ thể, theo Ủy ban Kinh tế và Tài chính, việc Dự thảo Luật chuyển quy định về danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên trong nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sang kế hoạch thực hiện quy hoạch là “phù hợp với yêu cầu, chủ trương đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật”.

Theo Ủy ban Kinh tế và Tài chính, thực tiễn cho thấy, quy định về đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch tại bước quyết định, phê duyệt chủ trương đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) chưa làm rõ được dự án thế nào là phù hợp với quy hoạch.

“Hiện nay, quy định này còn có nhiều cách hiểu khác nhau và có thể dẫn đến việc phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần để bảo đảm đủ điều kiện thực hiện thủ tục đầu tư, kinh doanh”, khi trình bày báo cáo thẩm tra, ông Phan Văn Mãi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã nói như vậy.

Do đó, theo Ủy ban Kinh tế và Tài chính, việc bỏ quy định về danh mục dự kiến các dự án trong nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sẽ khắc phục tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, quyết định chủ trương đầu tư các dự án.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng cho rằng, với việc xác định các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chỉ mang tính định hướng theo quy định tại Dự thảo Luật, Cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn căn cứ để đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, cũng như vai trò của các quy hoạch này khi phê duyệt, quyết định chủ trương đầu tư hoặc triển khai thực hiện các dự án.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng đồng thời đề nghị rà soát các luật có liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư… để bảo đảm phù hợp, thống nhất với chủ trương, định hướng khi sửa đổi Luật Quy hoạch, tránh khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

“Tai nạn” tại Hoà Phát Dung Quất: Sự cố rò rỉ gang lỏng không nghiêm trọng, chỉ mất 1-2 tuần khắc phục

Theo công ty, sự cố này đã từng xảy ra trước đây tại nhà máy thép Hải Dương và không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Trong phiên giao dịch sáng 12/5, mã HPG của Tập đoàn Hòa Phát giao dịch với khối lượng đột biến gần 45 triệu đơn vị. Áp lực bán mạnh khiến cổ phiếu này giảm 2,4% về mức 25.050 đồng/cp.

Trước đó, trên thị trường xuất hiện thông tin lan truyền về vụ cháy được cho là tại nhà máy trong Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

Thông tin từ Hoà Phát cho biết, tuần trước, lò cao số 1 của nhà máy thép Dung Quất 1 của Hòa Phát đã gặp một số vấn đề kỹ thuật nhỏ (rò rỉ gang lỏng).

Theo công ty, sự cố này đã từng xảy ra trước đây tại nhà máy thép Hải Dương và không phải là vấn đề nghiêm trọng. Ban lãnh đạo công ty ước tính thời gian ngừng hoạt động để sửa chữa khoảng 1-2 tuần và chi phí là không đáng kể đối với công ty.

Theo tính toán của CTCK SSI, công suất của lò cao số 1 khoảng 1,5 triệu tấn/năm thép xây dựng, vì vậy thời gian ngừng hoạt động 2 tuần sẽ giảm công suất khoảng 60 nghìn tấn, không đáng kể.

Ngoài ra, công ty thường có khoảng 1 tháng hàng tồn kho, do đó sự cố này sẽ không ảnh hưởng đến tổng sản lượng bán hàng nếu lò cao này có thể được khôi phục trong vòng 2 tuần.

SSI dự đoán tác động cuối cùng của sự kiện này sẽ không đáng kể.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

Tính toán xây dựng đơn giá định mức các dự án đường sắt tốc độ cao

Nghiên cứu xây dựng đơn giá định mức các dự án đường sắt tốc độ cao, các chuyên gia cho rằng, cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng bởi đây là công nghệ mới, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

Công nghệ tiên tiến chưa từng có

Năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo, Chính phủ tập trung triển khai nhiều dự án hạ tầng, giao thông trọng điểm quốc gia, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng…

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, tháo gỡ vướng mắc về tính định mức và giá xây dựng.

Các chuyên gia cho rằng, cần rà soát những công nghệ, đơn giá định mức của nước ngoài để xây dựng đơn giá định mức cho các dự án đường sắt tốc độ cao.
Các chuyên gia cho rằng, cần rà soát những công nghệ, đơn giá định mức của nước ngoài để xây dựng đơn giá định mức cho các dự án đường sắt tốc độ cao.

Tại phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội và TP.HCM hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 188/2025/QH15 của Quốc hội; chủ trì xây dựng, ban hành đầy đủ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho các dự án đường sắt.

Trao đổi với PV Báo Xây dựng, ông Nguyễn Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao là các dự án gắn với yếu tố công nghệ, lần đầu tiên được triển khai tại nước ta.

Để có cơ sở thực hiện, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thu thập dữ liệu định mức, đơn giá, suất vốn đầu tư xây dựng, dữ liệu chi phí công trình xây dựng của các dự án đường sắt tương tự trên thế giới để nghiên cứu, so sánh đối chiếu đối với các quy định của Việt Nam.

Theo đó, tính toán quy đổi làm cơ sở tham khảo, phục vụ lập tổng mức đầu tư, dự toán gói thầu các dự án đường sắt đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế đặc thù.

“Bộ giao nhiệm vụ cho Viện Kinh tế xây dựng rà soát những công nghệ, đơn giá định mức của nước ngoài. Do đây là dự án lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam nên cần có sự rà soát, nghiên cứu, nếu phù hợp có thể vận dụng để xác định chi phí trong tổng mức đầu tư, dự toán gói thầu. Viện cũng vừa nhận tài liệu từ Cục đường sắt Việt Nam, Ban Quản lý dự án đường sắt và đang rà soát, sau đó có báo cáo tổng thể báo cáo lãnh đạo Bộ”, ông Nguyễn Phạm Quang Tú cho hay.

Đề xuất Chính phủ lựa chọn công nghệ phù hợp

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp (Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam – VACC), Bộ Xây dựng nên nghiên cứu đổi mới toàn diện hệ thống quản lý chi phí, không ban hành định mức dự toán chi tiết như hiện nay mà xây dựng hệ thống định mức đơn giá tổng hợp để xác định giá gói thầu, tổng dự toán, tổng mức đầu tư.

“Đơn giá tổng hợp cơ bản gần giống với suất đầu tư và các quốc gia trên thế giới hiện cũng áp dụng hình thức này”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Theo ông, với dự án đường sắt tốc độ cao, đây là dự án đầu tiên Việt Nam triển khai, nên chưa có công nghệ, chưa có tiêu chuẩn. Nếu quản lý chi phí theo cách cũ sẽ không đủ thời gian để xây dựng định mức chi tiết vì có quá nhiều công nghệ mới, tiêu chuẩn mới…

Bộ Xây dựng tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số đơn giá định mức liên quan đến lĩnh vực đường sắt.

Chia sẻ về thực tế đơn giá định mức đối với lĩnh vực đường sắt, ông Nguyễn Trọng Hoàng, chuyên viên Cục đường sắt Việt Nam cũng cho rằng, hiện một số định mức liên quan đến lĩnh vực đường sắt còn thiếu, các đơn vị chuyên môn vẫn tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Hiện Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số định mức xây dựng ban hành tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD, trong đó có một số định mức liên quan đến thi công đường sắt, kỳ vọng đây sẽ là bước đệm quan trọng để hoàn thiện khung pháp lý về đơn giá, định mức đối với lĩnh vực này.

TS Trần Bá Việt, nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng), Phó Chủ tịch Hiệp hội Bê tông Việt Nam cho rằng, về đường sắt tốc độ cao nên nghiên cứu, xem xét theo suất vốn đầu tư của Trung Quốc cho từng hạng mục công trình, có thể tham khảo suất vốn đầu tư của đường sắt tốc độ cao Jacarta- Bang Đung mới khánh thành năm 2024, do Trung Quốc tài trợ 140km.

Ông Việt cũng cho rằng, các hạng mục càng chi tiết càng tốt, ví dụ như các phần ray, đầu tầu, toa tầu, điều khiển, cung cấp điện, nhà ga…

“Về các định mức và suất vốn đầu tư hiện nay cần phải bổ sung gấp các giải pháp thi công cầu cạn tiên tiến như cầu cạn bản rỗng trên cọc ly tâm, một số nước như: Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ đã làm, chúng ta cần phải có thực tế nghiên cứu, học tập ngay”, ông Việt đề xuất.

Theo KTS Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội), trong thời gian ngắn, Việt Nam thực hiện nhiều dự án lớn, từ dự án đường sắt đô thị Hà Nội đến triển khai hàng trăm km đường sắt cao tốc như: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Đây là “bước nhảy” lớn không chỉ riêng của ngành đường sắt mà toàn xã hội.

Ông Ánh lấy ví dụ thực tế từ Trung Quốc, khi 30 năm trước họ còn lạc hậu, nhưng đến nay ngành đường sắt đã phát triển vượt bậc. Trung Quốc cũng học những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, tài chính, phương pháp thực hiện của các nước phát triển trước đó như: Nhật Bản, Liên Xô hay các nước châu Âu.

“Từ những tích lũy trong giao dịch quốc tế, các dự án vay vốn… Việt Nam có thể tổng hợp, tham khảo để xây dựng đơn giá, định mức phù hợp, đặc biệt chúng ta có con đường ngắn hơn là việc ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) tích hợp. Qua hệ thống BIM, ta không chỉ thấy chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà còn nhìn được cả xuất xứ hàng hóa, tính chất cơ lý của từng chi tiết để tạo ra sản phẩm . Với tiêu chuẩn ISO 19650, có thể tìm ra được giá cả cạnh tranh của nhiều nhà thầu cung cấp sản phẩm với giá thành khác nhau. Đây là mô hình nhiều quốc gia trên thế giới đã tiếp cận. Với ý chí, quyết tâm của Việt Nam, đúc kết từ kinh nghiệm từ quá khứ và quốc tế, tôi tin rằng, các nhà quản lý sẽ xây dựng được bộ đơn giá định mức phù hợp”, KTS Trần Huy Ánh tin tưởng.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh từ ngày mai 10/5

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ ngày mai 10/5.

Ngày 9/5, nguồn tin của Báo Xây dựng cho hay, mức giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8% từ mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), lên mức hơn 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Mức giá điện mới áp dụng chính thức từ ngày mai 10/5/2025.

Như vậy kể từ đầu năm 2023, EVN đã 4 lần tăng giá điện, lần lượt 3% 4,5%, 4,8% và 4,8%

Từ đầu năm 2023, EVN đã 4 lần điều chỉnh giá điện. Ảnh: EVN.

Theo báo cáo của EVN, tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn năm 2024 ước đạt 575.000 tỷ đồng. Trong đó doanh thu công ty mẹ – EVN đạt 480.662 tỷ đồng, tăng 14,3% so với 2023.

Kết quả kinh doanh của EVN hòa vốn, tuy nhiên, vẫn còn gần 50.000 tỷ thua lỗ từ 2 năm 2022, 2023.

Kế hoạch năm 2025, EVN đặt ra mục tiêu kết quả sản xuất kinh doanh năm 2025 có lợi nhuận.

Liên quan đến giá bán lẻ điện bình quân, Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 07, quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân theo quy định tại Luật Điện lực số 61 năm 2024.

Theo quyết định, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công thương có trách nhiệm tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Về thời gian điều chỉnh giá điện, theo quy định mới tại Nghị định 72 vừa được ban hành hồi tháng 3, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Nếu giá bán lẻ điện bình quân cần tăng từ 2 – 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến. EVN sẽ quyết định việc tăng giá bán lẻ điện bình quân sau khi Bộ Công thương có ý kiến.

Nếu cần tăng từ 5 – 10%, EVN chỉ được phép tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công thương chấp thuận.

Còn với mức tăng từ 10% trở lên, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở đó, Bộ Công thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam

Viện Kinh tế xây dựng và Crossrail International – một tổ chức công thuộc Bộ Giao thông vận tải Vương quốc Anh vừa có buổi làm việc về nội dung hướng dẫn chi tiết việc áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) cho các dự án đường sắt tại Việt Nam.

Thế giới đánh giá BIM như thế nào?

Mô hình thông tin công trình (BIM) là một quy trình quản lý thông tin dự án dựa trên mô hình số, cho phép các bên liên quan chia sẻ, quản lý, và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả.

Buổi làm việc giữa Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) và Crossrail International – một tổ chức công thuộc Bộ Giao thông vận tải Vương quốc Anh.

Cùng với sự gia tăng về mức độ phức tạp của các dự án đường sắt tại Việt Nam, bao gồm tàu điện ngầm, đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc; việc áp dụng BIM không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn tạo điều kiện tiêu chuẩn hóa đồng bộ, góp phần thúc đẩy khả năng kết nối với các hệ thống quốc tế trong tương lai.

Ông Tạ Ngọc Bình, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế đầu tư và xây dựng số, Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng BIM cho các dự án đường sắt tại Việt Nam – một nội dung quan trọng trong lộ trình thực hiện chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2024–2025, định hướng đến 2030 của Bộ Xây dựng.

Buổi trao đổi nhằm xây dựng một bộ hướng dẫn BIM áp dụng riêng cho lĩnh vực đường sắt. Đây sẽ là tài liệu tham chiếu giúp thiết lập các yêu cầu thông tin, phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp và tiêu chuẩn kỹ thuật khi áp dụng BIM vào quản lý dự án và đầu tư xây dựng công trình đường sắt – từ đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị cho tới các hệ thống đường sắt chuyên dùng.

Ông David-Jones Gibbs, Giám đốc chuyển đổi số của Crossrail International cho biết, BIM giúp giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa chi phí, và đảm bảo tiến độ thông qua việc tích hợp dữ liệu địa chất, mô phỏng lưu lượng hành khách, và quản lý hệ thống an toàn. 

Đặc biệt, với các dự án tàu điện ngầm tại Việt Nam, BIM hỗ trợ mô hình hóa thi công ngầm phức tạp, tích hợp hạ tầng đô thị, và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thông gió và an toàn khẩn cấp.

Đưa ví dụ thực tế, ông David-Jones Gibbs chia sẻ, dự án đường sắt Crossrail tại London, hiện được biết đến với tên gọi chính thức là Elizabeth line, là một tuyến đường sắt chạy theo hướng Đông –Tây xuyên qua London. 

Tuyến này kết nối các khu vực ngoại ô phía Tây như Reading và sân bay Heathrow với các khu vực phía Đông như Shenfield và Abbey Wood, thông qua trung tâm London. 

Dự án mang tính lịch sử, bởi làm thay đổi cơ sở hạ tầng và giá bất động sản ở khu vực xung quanh tăng mạnh.

Dự án Crossrail (Elizabeth line) đã triển khai hệ thống BIM toàn diện, trong đó tích hợp hơn 20.000 mô hình CAD 3D, quản lý khoảng 1 triệu tài sản và hơn 5 triệu tài liệu. 

Tổng cộng có 568.490 tài sản đã được định nghĩa, cùng với 387.147 bản vẽ và hơn 3,7 triệu tài liệu điện tử được lưu trữ trong môi trường dữ liệu chung (CDE).

Theo giám đốc chuyển đổi số của Crossrail (Anh), nhiều nước trên thế giới đã áp dụng BIM rất hiệu quả.

Tất cả dữ liệu này không chỉ phục vụ cho giai đoạn thiết kế và xây dựng, mà còn hỗ trợ công tác vận hành và bảo trì tuyến đường sắt trong tương lai thông qua các hệ thống quản lý tài sản kỹ thuật số và giám sát thông minh.

Để quản lý một dự án có quy mô và độ phức tạp như Crossrail, với hàng triệu tài liệu, hàng trăm nghìn mô hình và tài sản cần được số hóa và điều phối, không thể thiếu vai trò của một “nhạc trưởng” dẫn dắt toàn bộ quá trình. 

Trong trường hợp này, chính chủ đầu tư (Crossrail Ltd) đã đóng vai trò trung tâm, thiết lập môi trường dữ liệu chung. 

Xác định yêu cầu thông tin ngay từ đầu và bảo đảm tất cả các nhà thầu, nhà thiết kế, đơn vị cung cấp thiết bị tuân thủ một cấu trúc và quy trình thống nhất.

Các dự án hạ tầng tại Việt Nam, đặc biệt là đường sắt đô thị hay cao tốc cũng đòi hỏi một cơ chế điều phối tương tự. 

Chủ đầu tư không chỉ là bên đặt hàng mà cần chủ động đóng vai trò điều phối hệ thống, bảo đảm sự hài hòa giữa các bên, kiểm soát được chuỗi cung ứng thông tin và kỹ thuật xuyên suốt từ thiết kế đến vận hành. 

Nếu thiếu vai trò “nhạc trưởng” này, mô hình BIM dù hiện đại đến đâu cũng khó phát huy được hiệu quả toàn diện.

Với vai trò là tổ chức thuộc Bộ Giao thông vận tải Anh, Crossrail đã làm việc ở 34 dự án khác nhau và đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm với nhiều quốc gia nhằm mục đích cung cấp thông tin nền để cùng thống nhất; giải thích cấu trúc của hướng dẫn bảo đảm phù hợp với các bên…

Giám đốc chuyển đổi số của Anh cũng chia sẻ, các quốc gia đã thực hiện BIM hiệu quả như Úc, Trung Quốc, Mỹ… Qua đó, cho thấy có 8 lĩnh vực cần cân nhắc bao gồm khung pháp lý, khung hợp đồng, phân loại tiêu chuẩn ngành, các phương pháp thực hiện đấu thầu, mua sắm, năng lực, cơ cấu của ngành, các yếu tố liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ…

Đặc điểm chung của các quốc gia là áp dụng ISO 19650, chia ra làm nhiều phần, chung để quản lý các thông tin, liên quan đến các dự án từ thiết kế, xây dựng, vận hành.

“Chúng tôi mong muốn các tổ chức ở Việt Nam thực hiện và đưa ra yêu cầu thống nhất về BIM. Việc đưa BIM vào thực hiện các dự án đường sắt sẽ rất hiệu quả, đảm bảo vòng đời công trình và cần chú ý khâu vận hành, bảo trì, làm sao tính toán việc vận hành, bảo trì càng sớm càng tốt”, ông David-Jones Gibbs chia sẻ.

Khẩn trương xây dựng hướng dẫn áp dụng BIM

Ông Lưu Trung Dũng – Phó trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết: “Trước những hiệu quả thiết thực của mô hình BIM, chúng ta cần có hướng dẫn để áp dụng BIM trên toàn quốc, từ đó đặt ra vấn đề về đào tạo, chuyển giao. Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, Bộ Xây dựng hỗ trợ có hướng dẫn áp dụng chung cho các dự án”.

Cũng theo ông Dũng, thực tế về BIM hiện nay còn nhiều khó khăn, tư vấn thiết kế chưa đủ chuyên sâu, khái niệm 3D, 4D, 5D còn khó tiếp cận. Làm sao để áp dụng BIM vào dự án thực tế?

Ông Bùi Văn Dưỡng – Phó cục trưởng Cục Kinh tế – Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Xây dựng) chia sẻ tại buổi làm việc.

Ông Bùi Văn Dưỡng, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế – Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, thực tế các chủ đầu tư tư nhân tiếp cận BIM tốt, nhưng chủ đầu tư Nhà nước và cơ quan quản lý còn khó khăn. Các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chưa có yêu cầu cụ thể nên còn vướng mắc.

Trước thực tế này, ông Dưỡng mong muốn, các chuyên gia chia sẻ thêm về quá trình áp dụng BIM và hệ thống pháp luật, Nhà nước có chính sách gì, mức độ hỗ trợ đến đâu? Cùng với đó là vấn đề đào tạo, cập nhật, hướng dẫn…

Giải thích thêm về những nội dung này, chuyên gia chuyển đổi số cao cấp của Anh – ông Malcom Taylor cho biết: Hướng dẫn BIM sẽ cung cấp các mẫu và quy trình chuẩn hóa để dễ áp dụng. Chủ đầu tư cần xác định rõ yêu cầu thông tin và kế hoạch thực hiện BIM ngay từ đầu.

BIM mang lại hiệu quả cho toàn bộ vòng đời dự án, nhưng cần triển khai từng bước. Đầu tiên, tập trung vào yêu cầu thông tin cơ bản và xây dựng môi trường dữ liệu chung. Sau đó, nâng cấp dần hệ thống dữ liệu và công nghệ số…

Quá trình áp dụng BIM dựa trên ISO 19650, BIM yêu cầu quản lý thông tin từ thiết kế đến vận hành. Chủ đầu tư cần đặt ra yêu cầu thông tin rõ ràng trong hợp đồng và sử dụng để chia sẻ dữ liệu. Hệ thống pháp luật cần chuẩn hóa các yêu cầu BIM trong hồ sơ mời thầu và quy định nghiệm thu.

Ông Lưu Trung Dũng, Phó trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội mong muốn Bộ Xây dựng sớm hướng dẫn áp dụng BIM chung cho các dự án.

Về đào tạo, đề xuất hợp tác với Đại sứ quán Anh, Viện Kinh tế xây dựng và các trường đại học để xây dựng chương trình đào tạo dài hạn, tập trung vào kỹ năng quản lý BIM và sử dụng phần mềm. Theo đó, sẵn sàng hỗ trợ thiết kế chương trình cụ thể, nếu các dự án được triển khai.

Từ những chia sẻ của các chuyên gia, ông Hoàng Đức Hùng – Phòng quản lý chất lượng dự án của Tedi cho biết, Chính phủ đưa ra yêu cầu khởi công các dự án đường sắt rất gấp, cuối năm 2025 sẽ khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, tháng 12/2026 khởi công tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam…

“Với sự hỗ trợ của Vương Quốc Anh, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần sớm đưa ra hướng dẫn về BIM, lộ trình áp dụng BIM, mức độ áp dụng để thực hiện thủ tục trình duyệt, thẩm định, phê duyệt đáp ứng tiến độ Chính phủ giao”, ông Hùng chia sẻ.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

Dừng thi công nếu phát hiện vi phạm về an toàn xây dựng

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tập trung nhiều giải pháp đảm bảo an toàn trong thi công công trình xây dựng. Trường hợp phát hiện vi phạm kiên quyết yêu cầu dừng thi công.

Rà soát, chấn chỉnh, đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng vừa ký văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến an toàn trong thi công xây dựng.

Việc kiểm tra, kết hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn trong thi công xây dựng là rất cần thiết.

Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, hoạt động xây dựng công trình xảy ra một số sự cố mất an toàn lao động nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người, tài sản, để lại hậu quả lâu dài cho gia đình người bị nạn và xã hội.

Đơn cử như sự cố mất an toàn lao động xảy ra vào ngày 17/4/2025 tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương làm 3 người thiệt mạng; sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra ngày 31/12/2024 tại công trình thủy điện Đăk Mi, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum khiến 05 người thiệt mạng…

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đồng thời, hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, ngành, chủ thể liên quan đến hoạt động xây dựng thực hiện nghiêm các quy định, các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng liên quan đến an toàn trong thi công xây dựng công trình…

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, kết hợp với tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn xây dựng trên địa bàn.

Thông qua công tác hướng dẫn, kiểm tra, nếu phát hiện những bất cập, tồn tại, hạn chế, đề nghị các địa phương chủ động đề xuất giải pháp, biện pháp khắc phục, sửa đổi, bổ sung các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

Bộ Xây dựng cũng yêu cầu, trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm về an toàn xây dựng, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải có biện pháp khắc phục ngay, tập trung bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người lao động.

Đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; dừng thi công nếu phát hiện các vi phạm về an toàn xây dựng trên công trường xây dựng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu tăng cường việc thực hiện các quy định, biện pháp đảm bảo an toàn xây dựng, theo đó, quy định trách nhiệm đến từng bộ phận, các cá nhân quản lý, trực tiếp thi công.

Rà soát, bổ sung các quy định, quy trình, biện pháp đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn áp dụng, các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật sâu rộng đến từng bộ phận và người lao động.

Cùng với đó, tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật tại đơn vị và các công trình xây dựng.

Kết quả thực hiện báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 15/6/2025 (qua Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng), số 37 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bộ Xây dựng giao Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn bổ sung nếu có nội dung phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Xây dựng trước ngày 10/7/2025.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

TP.HCM và Đồng Nai chia việc triển khai loạt cầu, đường sắt kết nối liên vùng

TP.HCM và Đồng Nai đã làm việc, thống nhất triển khai 3 dự án cầu, hai dự án đường sắt đô thị để kết nối giao thông hai địa phương.

Ngày 6/5, Văn phòng UBND TP.HCM ban hành kết luận của lãnh đạo TP.HCM và Đồng Nai tại buổi làm việc cuối tháng 4 về kết nối giao thông giữa hai địa phương. Theo đó, hai bên thống nhất triển khai xây dựng cầu thay phà Cát Lái (cầu Cát Lái), cầu Phú Mỹ 2 và cầu Đồng Nai 2.

Hiện nay TP.HCM và Đồng Nai kết nối trực tiếp mới chỉ có cầu Long Thành trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và cầu Đồng Nai.

Cụ thể, với dự án cầu Cát Lái, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Đồng Nai cơ bản thống nhất về sự cần thiết đầu tư xây dựng cầu thay phà Cát Lái, cơ quan chủ quản thực hiện dự án là UBND tỉnh Đồng Nai. UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng và Sở Giao thông công chánh chủ động phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai khẩn trương rà soát, thống nhất việc điều chỉnh, cập nhật bổ sung các quy hoạch có liên quan đến cầu Cát Lái đảm bảo đồng bộ, khả thi tổ chức triển khai thực hiện.

Sở Tài chính TP.HCM, Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai phối hợp nghiên cứu, thống nhất phương án, hình thức, nguồn vốn đầu tư dự án theo quy định; tham mưu, đề xuất UBND hai địa phương, trình trước ngày 10/5.

Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng TP.HCM và Sở Giao thông công chánh rà soát, hoàn thiện Kế hoạch, quy chế phối hợp triển khai cầu Cát Lái trình lãnh đạo UBND hai địa phương xem xét ký thống nhất ban hành đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra, hoàn thành trước ngày 10/5.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng cầu Phú Mỹ 2 và cầu Đồng Nai 2, hai địa phương cơ bản thống nhất về sự cần thiết đầu tư xây dựng. Trong đó, cơ quan chủ quản thực hiện dự án cầu Đồng Nai 2 là UBND tỉnh Đồng Nai, cơ quan chủ quản thực hiện cầu Phú Mỹ 2 là UBND TP.HCM.

Lãnh đạo 2 địa phương cũng thống nhất giao Sở Xây dựng hai địa phương khẩn trương phối hợp rà soát, thống nhất cập nhật vị trí cầu Phú Mỹ 2, cầu Đồng Nai 2, đường kết nối cầu Phú Mỹ 2, đường kết nối cầu Đồng Nai 2 vào các đồ án quy hoạch có liên quan của hai địa phương (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất) để làm cơ sở tổ chức triển khai, đảm bảo đồng bộ, khả thi thực hiện. Tham mưu, đề xuất UBND hai địa phương hoàn thành trong tháng 5/2025.

Đồng thời, giao Sở Xây dựng, Sở Tài chính TP.HCM chủ động phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan nghiên cứu, thống nhất đề xuất phương án, hình thức, nguồn vốn đầu tư dự án xây dựng cầu Phú Mỹ 2, cầu Đồng Nai 2 theo quy định. Tham mưu, đề xuất UBND hai địa phương báo cáo Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Đồng Nai cho chủ trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phú Mỹ 2, cầu Đồng Nai 2, hoàn thành trong quý III/2025.

Trong thông báo kết luận, lãnh đạo 2 địa phương cũng giao Sở Xây dựng TP.HCM khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai và các Sở ngành, đơn vị liên quan thành lập Tổ công tác về triển khai thực hiện các dự án giao thông kết nối, trong đó Sở Xây dựng TP.HCM làm Tổ trưởng còn Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai làm Tổ phó. Thành viên là các Sở ngành liên quan của hai địa phương. Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của Tổ công tác, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 10/5.

Một góc đường sắt đô thị metro số 1 tại TP.HCM.

Còn phương án triển khai hai dự án đường sắt kết nối hai địa phương cũng được đưa ra bàn bạc. Trong đó, dự án kéo dài tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đến tỉnh Đồng Nai, UBND TP.HCM cho biết, hiện nay UBND tỉnh Đồng Nai đang lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đoạn tuyến đường sắt đô thị kết nối với tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. UBND TP.HCM ủng hộ việc tận dụng hạ tầng đã có và sẽ phối hợp, hỗ trợ tối đa cho UBND tỉnh Đồng Nai trong việc nghiên cứu đầu tư và kết nối với mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố.

Đối với dự án xây dựng tuyến đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với Sân bay Long Thành, UBND TP.HCM cho biết, ngay sau khi cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án theo quy định thì TP.HCM và UBND tỉnh Đồng Nai sẽ phối hợp chặt chẽ nghiên cứu, triển khai thực hiện dự án đảm bảo đồng bộ theo kế hoạch đề ra.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai

Truyền tinh thần thi công thần tốc nhà ga T3 đến sân bay Long Thành

Mặt bằng thi công chật hẹp, giao thông kết nối khó khăn, thời gian thi công ngắn… là thách thức các nhà thầu đối mặt khi thi công nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Nhưng với quyết tâm cao, các nhà thầu đã huy động tối đa nguồn lực, tổ chức thi công khoa học, hoàn thành vượt tiến độ.

Thi công giữa “vòng vây”

Nhà ga hành khách T3 nằm ở trung tâm TP.HCM, sát sân đỗ và đường cất hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất, kéo theo nhiều thách thức cho nhà thầu.

Lãnh đạo CC1 kiểm tra thi công gói thầu do đơn vị này đảm nhiệm tại Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Anh Nguyễn Gia Vững, Phó giám đốc dự án, nhà thầu Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP (CC1) chia sẻ, thi công nhà ga T3 lọt thỏm giữa hệ thống sân bay đang khai thác. Giao thông kết nối cũng thi công, đào xới; xung quanh là khu quân sự và dân cư đông đúc.

Xe tải lớn bị cấm lưu thông ban ngày nên việc vận chuyển thiết bị, vật liệu chỉ thực hiện vào đêm. Nhiều vật liệu như thép, bê tông, thiết bị cồng kềnh phải chia nhỏ để đưa vào công trường…

Áp lực về thời gian rất lớn. Nhiều hạng mục, nhiều nhà thầu phải đồng thời thi công cùng một vị trí, làm việc liên tục ngày đêm, 3 ca 4 kíp. Có thời điểm, nhà thầu CC1 huy động tới 800 kỹ sư, công nhân để kịp tiến độ.

“Mỗi ngày làm việc đều căng như dây đàn. Hạng mục nào chậm một ngày, kéo theo các đơn vị phía sau bị chậm, ảnh hưởng cả chuỗi. Có hôm nhà thầu sau chưa có mặt bằng thì phải “dí” tiến độ ngược lại cho thầu trước. Ngày làm trên công trường, tối các nhà thầu cùng họp, có lúc tranh luận căng thẳng để tìm cách phối hợp”, anh Vững nói.

Không ít thời điểm, vật tư không vào được, lao động mệt mỏi, khí hậu oi bức khiến công trường như “lò áp suất”. Nhiều anh em làm từ sáng tới khuya, không có thời gian về với gia đình.

Bật mí kinh nghiệm đẩy nhanh tiến độ

Anh Lê Hoài Diễn, Chỉ huy phó, nhà thầu CC1 nhận định, trong điều kiện thi công hạn chế, điều kỳ diệu không chỉ đến từ ý chí, sự quyết tâm, mà yếu tố tiên quyết giúp dự án vượt tiến độ là nhờ tổ chức thi công khoa học.

CC1 thi công nhà ga T3 Tân Sơn Nhất hoàn thành vượt tiến độ 2 tháng so với hợp đồng.

Anh Diễn giải thích, việc bố trí nhân lực, thiết bị máy móc, mặt bằng và kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn cụ thể. Mỗi thời điểm, cần xác định rõ thi công hạng mục gì, nhân công thực hiện, vật tư, vật liệu được tập kết ở đâu, lối ra vào công trình như thế nào để không cản trở tiến độ. Giai đoạn nào cần đẩy nhanh tiến độ, hay cần ưu tiên trước một phần việc để đảm bảo nhịp thi công…

Chẳng hạn, mặt bằng chật hẹp không thể tập kết nhiều vật liệu, việc điều phối vật tư cần tính toán kỹ. Vật liệu đưa đến công trường phải bố trí đúng vị trí, đúng thời điểm, tránh cản trở thi công. Có trường hợp, vật liệu phải để trên xe, chờ giờ cẩu lên và lắp đặt ngay.

Những hạng mục chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết như phần thô, phần mái cần ưu tiên thi công hoàn tất trước mùa mưa. Nhiều sáng kiến kỹ thuật được áp dụng, rút ngắn thời gian thi công.

Phần bê tông cốt thép chia nhỏ theo khu vực, tổ chức thi công song song và cuốn chiếu liên tục giữa các mũi thi công. Nhiều hạng mục được thi công lắp ghép, thép gia công theo quy cách tại nhà máy; các cấu kiện lớn như dầm, đốt, cọc… được đúc sẵn, chế tạo đồng bộ; đưa đến công trường lắp dựng nhanh chóng, giảm thời gian thi công tại chỗ.

Các hạng mục cùng vị trí hoặc trong phạm vi không gian hạn chế được thi công theo ca ngày, ca đêm, không chồng lấn, giúp phát huy tối đa hiệu quả từng khung giờ.

Niềm vui giản dị

Điều khiến anh Diễn nhớ nhất khi thi công nhà ga T3 là làm kết cấu thép mái nhà ga. Với khối lượng khổng lồ 12.000 tấn thép phải lắp đặt trong 4 tháng, áp lực đè nặng, cả hệ thống phải cân nhắc, tính toán, không được sai sót. Từ nhà máy sản xuất, sắt thép được lắp sẵn từng module rồi chở về đúng vị trí trong đêm và lắp ráp ngay.

“Niềm vui với anh em kỹ sư, công nhân đôi khi rất giản dị, như lúc ngước nhìn lên máy bay lướt ngang trời và tự nhủ: mình đang góp phần giúp hàng triệu hành khách có nơi khang trang để cất hạ cánh”, anh Vững kể.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần đến tận công trường chỉ đạo sát sao, thăm hỏi, động viên tặng quà… khiến anh em công nhân, kỹ sư rất xúc động. Đó là liều thuốc tinh thần giúp họ vượt qua gian nan, thử thách.

Lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Ban Quản lý dự án và các nhà thầu tạo điều kiện từ bữa ăn ca, khu nghỉ tạm, giờ giấc linh hoạt đến chính sách động viên người lao động… “Cứ nghĩ tới sau này mình đi máy bay, bước vào nhà ga hoành tráng, hiện đại do chính mình và doanh nghiệp góp sức để làm nên, cảm giác rất tự hào”, anh Vững nói.

Tại buổi khánh thành dự án nhà ga T3 sáng 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Một trong những dấu ấn đặc biệt là việc hoàn thành nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vượt tiến độ 2 tháng. Đây là thành quả của sự đồng lòng, quyết tâm và phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, các nhà thầu và chính quyền TP.HCM.

Thủ tướng yêu cầu lan tỏa tinh thần thi công thần tốc từ nhà ga T3 đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành để dự án hoàn thành cuối năm 2025.

===

BĐS TP. Cần Thơ Bến cảng Cao tốc Cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Cara River Park Cần Thơ cách mua nhà ở xã hội Công trình giao thông cải tạo mặt bằng Cảng hàng không Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Cổ tức ngân hàng Cụm công nghiệp Long Giao Doanh nghiệp 2025 Eco Retreat Giá bán điện năng lượng tái tạo GPCONS Hiệp hội BĐS TP.HCM Hội môi giới bất động sản Việt Nam IPP Group K-Home New City Khu mỏ đá Hóa An Khu đất 3 mặt giáp sông Kinh tế metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) Mô hình TOD Nghị quyết số 01/NQ-CP Nghị quyết số 25/NQ-CP Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) Nhà ga T3 Nhà ở xã hội Năng lượng mặt trời Phó Thủ tướng Quy định xây nhà ở công vụ cho cán bộ luân chuyển Sun Group Sân bay Phú Quốc Thuế Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh Tòa nhà ''Hàm cá mập'' Viện Kiến trúc quốc gia ân Vạn – Nhơn Trạch Điện gió ngoài khơi Đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi Đầu tư công đấu giá đất tại Đồng Nai